Chuột là một trong những loài động vật gặm nhấm phổ biến nhất trên hành tinh. Dù thường bị coi là “kẻ phá hoại” trong nhiều ngôi nhà, loài chuột thực sự có những đặc điểm vô cùng thú vị và đóng một vai trò không nhỏ trong hệ sinh thái. Cùng AMB khám phá những sự thật bất ngờ về loài chuột và hiểu rõ hơn về vai trò của chúng trong tự nhiên cũng như tác động đến cuộc sống con người.
Những sự thật thú vị về loài chuột
Là một trong những động vật thông minh nhất
Chuột được các nhà khoa học xếp vào top 10 con vật thông minh nhất hành tinh bên cạnh cá heo, quạ, tinh tinh, voi và con người. Thậm chí các nhà khoa học Pháp còn khẳng định chuột là loài thông minh thứ 3. Chỉ sau con người và tinh tinh bởi chúng có hệ gene giống con người đến 85%.
Chẳng hạn nếu loại thuốc diệt chuột mới được đem ra sử dụng. Thì chỉ trong vài giờ, tin tức lan truyền qua cộng đồng chuột hữu hiệu đến nỗi không có con nào chịu ăn thức ăn có thuốc. Chuột thường nghi hoặc bất cứ thức ăn nào đặt trong lãnh địa của chúng.
Khi lần đầu gặp mồi mới, chúng chỉ ăn khối lượng ít. Để nếu có độc thì cũng chỉ gây ra các triệu chứng mà không gây tử vong. Nếu triệu chứng xảy ra, chuột sẽ tránh chất độc và báo động cho đồng loại không đến gần miếng mồi. Một số loài chuột còn biết giả chết nếu chúng quá sợ hãi và không tìm được đường thoát thân.
Răng phát triển vô hạn
Thuộc loài động vật gặm nhấm và được biết đến như loài phá hoại mùa màng, tài sản. Chuột không chỉ ăn những gì nuôi sống nó, mà ngay cả những đồ vật không thể ăn được trong nhà như: bê tông, gỗ, dây điện… cũng thường xuyên bị chuột cắn phá? Tại sao vậy? Lý do nằm ở hàm răng của chuột.
Cũng như các loài gặm nhấm khác, chuột sở hữu bộ răng cửa lớn và sắc. Điều đặc biệt là, những chiếc răng này sẽ liên tục dài ra mà không có một giới hạn hay điểm dừng nào cả. Do đó, để bộ răng cửa không quá dài đến mức vướng víu hay thậm chí là đâm thủng hộp sọ. Loài chuột luôn phải mài mòn răng của chúng vào các vật cứng. Tóm lại là nếu không ăn liên tục, chuột sẽ chết.
Nghe được âm thanh siêu âm
Đổi lại đôi mắt kém tinh tường, chuột sở hữu cho mình một năng lực thính giác trên cả tuyệt vời. Điều đặc biệt ở chỗ đôi tai của loài gặm nhấm này có thể nghe được âm thanh siêu âm. Đi cùng với đó, chuột cũng có thể phát ra thứ âm thanh “không tiếng ồn” này. Chính vì vậy, những con chuột hoàn toàn có thể liên lạc với nhau mà không hề bị chúng ta phát hiện.
Ngủ nhiều, đại tiện cũng nhiều
Loài chuột ngủ nhiều, rất nhiều. Trung bình chúng ngủ 12 tiếng/ ngày, thậm chí lên đến 16 tiếng ở chuột chù. Tuy ngủ nhiều nhưng chúng phóng uế cũng không hề ít. Mỗi con chuột phóng uế từ 70 – 100 lần mỗi ngày. Nhưng có điều đặc biệt là chúng cũng ăn phân của mình để tạo ra chất dinh dưỡng cho cơ thể. Điều này xảy ra ở loài chuột nhắt.
Là trung gian truyền bệnh
Chuột thường được biết đến như vật trung gian lây lan trên 35 bệnh. Chúng là vật chủ ưa thích của nhiều loài ngoại ký sinh, trong đó có nhiều loài ngoại ký sinh mang mầm bệnh truyền cho người và gia súc.
Chuột từng gây ra bệnh dịch hạch làm thiệt mạng khoảng 25 triệu người (chiếm ¼ dân số châu Âu giai đoạn từ năm 1347-1351). Vào thời điểm này, những con chuột ở trên các thuyền buôn đã mang theo loài bọ chét chứa vi khuẩn Yersinia pestis (gây bệnh dịch hạch) gieo rắc khắp nơi.
Thảm họa này tái diễn vào tháng 9-1994 tại thành phố Surat của Ấn Ðộ. Sau khi giết chết 50 người, làm 2.500 người khác phải nhập viện, dịch nhanh chóng lan tới nhiều thành phố lớn của Ấn Độ. Làm nhiều người chết đến nỗi chính phủ phải đóng cửa trường học, chợ búa và những nơi công cộng như ga xe lửa, trạm xe buýt…
Vai trò của loài chuột trong tự nhiên và cuộc sống
Dù thường bị xem là phiền toái, loài chuột thực chất đóng góp không nhỏ vào hệ sinh thái.
Vai trò trong chuỗi thức ăn
Chuột là nguồn thức ăn quan trọng cho nhiều loài động vật khác như rắn, cú, diều hâu và một số loài động vật ăn thịt.
Hỗ trợ nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu y học và sinh học, chuột đóng vai trò không thể thay thế. Chuột thí nghiệm giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cơ chế di truyền, phát triển thuốc và tìm ra các phương pháp điều trị bệnh.
Tái chế chất thải tự nhiên
Chuột ăn hạt, quả rụng và xác chết của các sinh vật nhỏ khác. Góp phần tái chế chất hữu cơ trong tự nhiên.
Biện pháp kiểm soát chuột
Sử dụng thiết bị đuổi chuột hiện đại
Máy đuổi chuột như dòng máy đuổi chuột AMB là một trong những giải pháp hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Giúp xua đuổi chuột mà không cần dùng đến hóa chất.
Dọn dẹp và bảo quản thực phẩm
Giữ nhà cửa sạch sẽ, lưu trữ thực phẩm trong hộp kín. Loại bỏ rác thải thường xuyên để giảm nguồn thức ăn của chuột.
Bịt kín các lối vào
Chuột có thể luồn qua các khe hở nhỏ chỉ 1,5 cm. Vì vậy, cần kiểm tra và bịt kín các lỗ, khe cửa hoặc đường ống trong nhà.
Sử dụng bẫy hoặc thuốc đặc trị
Nếu tình trạng chuột quá nghiêm trọng, có thể sử dụng bẫy chuột hoặc thuốc diệt chuột. Tuy nhiên, cần thận trọng để tránh gây hại đến con người và vật nuôi.
Loài chuột vừa mang lại những giá trị tích cực trong tự nhiên. Vừa là một vấn đề lớn đối với cuộc sống con người. Hiểu rõ về loài chuột và áp dụng các biện pháp kiểm soát phù hợp sẽ giúp bạn bảo vệ không gian sống hiệu quả. Đặc biệt, các thiết bị hiện đại như máy đuổi chuột AMB là lựa chọn tối ưu để xử lý vấn đề chuột một cách an toàn, thân thiện và bền vững.
𝑨𝑴𝑩: 𝑨𝒏 𝒕𝒐𝒂̀𝒏 𝒈𝒊𝒂 đ𝒊̀𝒏𝒉 – 𝑨𝒏 𝒕𝒂̂𝒎 𝒄𝒖𝒐̣̂𝒄 𝒔𝒐̂́𝒏𝒈
Liên hệ ngay để được tư vấn và mua hàng:
Hotline: 0342 838 383
Fanpage: https://www.facebook.com/ambvietnam2020
Link đặt mua sản phẩm: AMB Biotech Vietnam
Địa chỉ văn phòng: Ngõ 147 Xuân Đỉnh, Xuân Tảo, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Địa chỉ sản xuất: Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội.